Tiết Thanh minh: Tảo mộ thế nào cho đúng?

Cả gia đình cùng đi tảo mộ trong tiết Thanh minh (Ảnh: Soha)

Đi chùa lễ Phật xưa và nay

Đi lễ chùa: Làm thế nào để sở cầu như nguyện

Các nghi lễ cúng cô hồn

Thiêng liêng nghi lễ tắm Phật

Tiết Thanh minh được tính như thế nào?

Tiết Thanh minh tính theo quy luật vận hành của mặt trời – lịch dương, chứ không theo lịch mặt trăng – lịch âm.

Đối chiếu ngày tiết với ngày dương dịch thì ngày tiết tính theo hệ mặt trời có chênh một ngày vì theo dương lịch cứ 4 năm thì nhuận một ngày (tháng Hai có 29 ngày, thay vì 28 ngày). Lập xuân bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng Hai dương lịch; Tiết Đông chí bắt đầu vào ngày 22 hoặc 23 tháng Mười hai dương lịch. Theo cách tính như trên thì Thanh minh có thể bắt đầu vào ngày mùng 5 hoặc 6 tháng Tư dương lịch. Cứ theo đó mà tính ra ngày Thanh minh.

Nếu ngày thanh minh rơi đúng vào ngày mùng 3 tháng Ba âm lịch thì gọi là ngày “Thanh minh đích thực”.

Chị em Thúy Kiều đi tảo mộ trong tiết Thanh minh

Phong tục tảo mộ

Từ xa xưa, tiết Thanh minh đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của biết bao người Việt. Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp phần nào công ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.

Trong tiết Thanh minh, con cháu dù làm ăn nơi xa cũng thường trở về quê để đi tảo mộ, tưởng nhớ tổ tiên và sum họp cùng gia đình.

Những công việc chính khi đi tảo mộ là sửa sang các phần mộ của tổ tiên, dọn cỏ, cây hoang mọc xung quanh, đắp lại nấm mồ cho đầy đặn để không vật gì hoặc cây gì có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất. 

Lễ lạt chuẩn bị sẵn để tảo mộ thường gồm: Một bộ tam sinh, giẫy ngũ sắc, hương, đèn, tiền, quần áo, bánh trái, đồ mặn như thịt, gà luộc…

Sau khi sửa sang lại mộ phần sẽ thắp vài nén hương, cúi xin tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu, che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc. Đợi hết 2/3 tuần hương thì đi lễ tạ các nơi, hóa vàng, xin lộc.

Bên cạnh những mộ phần của tổ tiên, người đi tảo mộ cũng cắm một nén hương cho những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. 

An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức